Ngày xưa, lễ Chôl Chnam Thmây được tổ chức vào tháng 12 dương lịch (tháng giêng của người Khmer). Theo cách tính thời đó thì một năm được chia làm ba mùa chính: mùa mưa, mùa nắng và mùa mát. Điều đó tương tự như bắt đầu một ngày mới là mặt trời mọc lên xóa đi đêm tối, cũng giống như những tháng đầu của một năm; mùa nắng nóng là tháng giữa năm và những tháng cuối năm là mùa mưa, trời âm u và có sấm sét. (theo Phật giáo Bắc tông)
Tuy nhiên, sau đó người Khmer đã thay đổi thời gian tổ chức và được gìn giữ đến ngày nay. Hằng năm cứ đến trung tuần tháng 4 dương lịch, người Khmer tổ chức lễ Chôl Chnam Thmây (hay còn được gọi là Lễ chịu tuổi - Tết). Theo quan niệm của dân tộc, đây là thời khắc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, là sự kết thúc năm cũ và bắt đầu một năm mới, là thời gian nông nhàn sau những công việc đồng áng. Lễ được tổ chức trong 3 ngày, thời gian vào khoảng ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Năm nào nhuần thì dân tộc Khmer tổ chức trong 4 ngày (trong 12 năm thì có 9 năm tổ chức 3 ngày và 3 năm tổ chức 4 ngày).
Các hoạt động trong lễ:
Vào những ngày gần đến lễ (Tết), các gia đình tập trung chuẩn bị cho con, em được mua sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí, trang hoàng lại trong nhà cũng như ngoài bàn thờ Ông Thiên, chuẩn bị đồ ăn, thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây, người ta giã gạo, chà gạo sẵn để gói bánh như: bánh tét, bánh ít để biếu tặng người thân và hàng xóm. Ngày nay, công tác chuẩn bị này được hạn chế do một số gia đình họ không gói bánh, mà họ mua bánh chợ về cúng cũng như biếu tặng người thân. Vào những ngày này các hoạt động lao động được đình lại để họ tập trung vào công tác chuẩn bị mọi thứ để đón tết. Đồng thời bà con cũng vào chùa quét dọn, trang trí cờ hoa để đón mừng năm mới. Đối với các phum sróc ở cách xa chùa, để tạo điều kiện cho những người lớn tuổi được làm lễ Phật và thọ giới, bà con còn dựng rạp (Kro - sal) và thỉnh các vị sư đến tụng kinh làm lễ theo phong tục. Ngoài ra, còn chuẩn bị thùng gánh nước để chuẩn bị cho nghi thức tấm Phật.
Tuy nhiên, sau đó người Khmer đã thay đổi thời gian tổ chức và được gìn giữ đến ngày nay. Hằng năm cứ đến trung tuần tháng 4 dương lịch, người Khmer tổ chức lễ Chôl Chnam Thmây (hay còn được gọi là Lễ chịu tuổi - Tết). Theo quan niệm của dân tộc, đây là thời khắc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, là sự kết thúc năm cũ và bắt đầu một năm mới, là thời gian nông nhàn sau những công việc đồng áng. Lễ được tổ chức trong 3 ngày, thời gian vào khoảng ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Năm nào nhuần thì dân tộc Khmer tổ chức trong 4 ngày (trong 12 năm thì có 9 năm tổ chức 3 ngày và 3 năm tổ chức 4 ngày).
Các hoạt động trong lễ:
Vào những ngày gần đến lễ (Tết), các gia đình tập trung chuẩn bị cho con, em được mua sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí, trang hoàng lại trong nhà cũng như ngoài bàn thờ Ông Thiên, chuẩn bị đồ ăn, thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây, người ta giã gạo, chà gạo sẵn để gói bánh như: bánh tét, bánh ít để biếu tặng người thân và hàng xóm. Ngày nay, công tác chuẩn bị này được hạn chế do một số gia đình họ không gói bánh, mà họ mua bánh chợ về cúng cũng như biếu tặng người thân. Vào những ngày này các hoạt động lao động được đình lại để họ tập trung vào công tác chuẩn bị mọi thứ để đón tết. Đồng thời bà con cũng vào chùa quét dọn, trang trí cờ hoa để đón mừng năm mới. Đối với các phum sróc ở cách xa chùa, để tạo điều kiện cho những người lớn tuổi được làm lễ Phật và thọ giới, bà con còn dựng rạp (Kro - sal) và thỉnh các vị sư đến tụng kinh làm lễ theo phong tục. Ngoài ra, còn chuẩn bị thùng gánh nước để chuẩn bị cho nghi thức tấm Phật.
Trong ngày chuyển giao năm cũ qua năm mới, ở mỗi chùa, những vị Achar và các tín đồ Phật tử cùng với các vị sư tổ chức tụng kinh và rắc "Tức Op" (nước có hương thơm) để đưa năm cũ qua đi, đồng thời đón năm mới. Với quan niệm xưa đi những xui xẻo, lỗi lầm của năm cũ, đón năm mới với mọi sự tốt lành.
Đối với từng gia đình thì làm mâm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị "Têvôđa" năm cũ, đón rước "Têvôđa" năm mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 chung cốm và nhiều loại hoa quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được ban phước lành.
Qua thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì bước vào ngày đầu tiên của lễ là ngày Chol SangKran Thmây.
Ngày thứ nhất: làm lễ rước Đại lịch (Đong hê maha sangKran). Mọi người chuẩn bị lễ vật, nhang, đèn đến chùa, vào giờ tốt thường là vào lúc 07 giờ sáng hoặc 05 giờ chiều để làm lễ rước đại lịch (Đại lịch là quyển lịch trong đó có ghi rõ ngày, tháng, các ngày lễ trong năm, dự báo cả lượng mưa để bà con đón năm đó trúng hay thất vụ mùa). Maha SangKran được đặt trong chiếc khay có hình đầu "thần Bốn Mặt" - Maha Prum đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chánh điện chùa 3 vòng, hòa trong không khí vui tươi và trang trọng của dàn nhạc ngũ âm, trống Chhay Yam đi cùng đoàn, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chánh điện làm lễ. Trong đêm, các vị bô lão, vị Achar tụng kinh mừng năm mới và nghe các vị sư thuyết pháp, còn đối với các thanh niên, nam nữ họ tập trung trong khuôn viên chùa để vui chơi và ca múa.
Ở một số nơi, trước khi đưa đại lịch vào chùa, người ta đi diễu hành vào từng nhà của người dân để đuổi hết tà ma, những điều không may mắn và đưa may mắn vào nhà. Đoàn người bao gồm hai hoặc bốn vị sư, vị Achar, một hoặc hai người mang mặt nạ hình Yeak (ông Chằn) và múa những điệu Yeak, một người mang mặt nạ Hunaman (Khỉ), một người đeo mặt nạ Mê-ping-pouy, cùng người dân và một dàn trống đi theo. Ở từng nhà, chủ nhà treo ở cửa một túi nhỏ đựng gạo, túi muối và tiền.
Ngày thứ hai: ngày Wanabath:
Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật (S'rong thưk P'răs). Vào buổi sáng phật tử dân cơm đến chùa, và nghe các vị sư thuyết pháp. Chiều, đốt nhang đèn, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ đến đức Phật, đồng thời rửa đi mọi điều không may mắn của năm cũ, đón năm mới với mọi sự như ý.
Sau khi lễ tắm Phật xong, các phật tử còn tắm cho các vị sư cao niên và ông bà cao tuổi trong phum sróc. Sau lễ tại chùa, mọi người thỉnh các vị sư tới ngôi tháp (stupa) của dòng họ mình để tổ chức nghi thức cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Một số nhà không có tháp riêng của dòng họ thì họ thỉnh các vị sư đến nhà để tổ chức cầu siêu, sau buổi lễ họ dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
Sự tích lễ Chol Chnam Thmây
Sự tích Đắp núi cát
Trong bài viết có tham khảo và sử dụng tài liệu:
1. Báo cáo kết quả điều tra di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - Bảo tàng Tổng hợp -12/2007.
2. Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội Khmer Nam bộ - Thạch Om - 2009.
Đối với từng gia đình thì làm mâm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị "Têvôđa" năm cũ, đón rước "Têvôđa" năm mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 chung cốm và nhiều loại hoa quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được ban phước lành.
Qua thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì bước vào ngày đầu tiên của lễ là ngày Chol SangKran Thmây.
Ngày thứ nhất: làm lễ rước Đại lịch (Đong hê maha sangKran). Mọi người chuẩn bị lễ vật, nhang, đèn đến chùa, vào giờ tốt thường là vào lúc 07 giờ sáng hoặc 05 giờ chiều để làm lễ rước đại lịch (Đại lịch là quyển lịch trong đó có ghi rõ ngày, tháng, các ngày lễ trong năm, dự báo cả lượng mưa để bà con đón năm đó trúng hay thất vụ mùa). Maha SangKran được đặt trong chiếc khay có hình đầu "thần Bốn Mặt" - Maha Prum đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chánh điện chùa 3 vòng, hòa trong không khí vui tươi và trang trọng của dàn nhạc ngũ âm, trống Chhay Yam đi cùng đoàn, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chánh điện làm lễ. Trong đêm, các vị bô lão, vị Achar tụng kinh mừng năm mới và nghe các vị sư thuyết pháp, còn đối với các thanh niên, nam nữ họ tập trung trong khuôn viên chùa để vui chơi và ca múa.
Ở một số nơi, trước khi đưa đại lịch vào chùa, người ta đi diễu hành vào từng nhà của người dân để đuổi hết tà ma, những điều không may mắn và đưa may mắn vào nhà. Đoàn người bao gồm hai hoặc bốn vị sư, vị Achar, một hoặc hai người mang mặt nạ hình Yeak (ông Chằn) và múa những điệu Yeak, một người mang mặt nạ Hunaman (Khỉ), một người đeo mặt nạ Mê-ping-pouy, cùng người dân và một dàn trống đi theo. Ở từng nhà, chủ nhà treo ở cửa một túi nhỏ đựng gạo, túi muối và tiền.
Ngày thứ hai: ngày Wanabath:
Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng các vị sư sãi ở chùa vào buổi sớm và buổi trưa (trước giờ Ngọ). Trước khi thọ thực các vị sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người đem vật thực đến cho nhà chùa. Buổi chiều, sẽ tổ chức đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một ngọn núi ở trung tâm (tượng trưng cho vụ trụ), một số nơi phật tử còn đem lúa vào chùa đắp thành núi lúa. Tục đắp núi cát có dẫn chứng theo tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.
Ngày thứ ba: ngày Lerng Sak.Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật (S'rong thưk P'răs). Vào buổi sáng phật tử dân cơm đến chùa, và nghe các vị sư thuyết pháp. Chiều, đốt nhang đèn, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ đến đức Phật, đồng thời rửa đi mọi điều không may mắn của năm cũ, đón năm mới với mọi sự như ý.
Sau khi lễ tắm Phật xong, các phật tử còn tắm cho các vị sư cao niên và ông bà cao tuổi trong phum sróc. Sau lễ tại chùa, mọi người thỉnh các vị sư tới ngôi tháp (stupa) của dòng họ mình để tổ chức nghi thức cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Một số nhà không có tháp riêng của dòng họ thì họ thỉnh các vị sư đến nhà để tổ chức cầu siêu, sau buổi lễ họ dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
Sự tích lễ Chol Chnam Thmây
Sự tích Đắp núi cát
Trong bài viết có tham khảo và sử dụng tài liệu:
1. Báo cáo kết quả điều tra di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - Bảo tàng Tổng hợp -12/2007.
2. Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội Khmer Nam bộ - Thạch Om - 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét